Tiềm lực tài chính của Alibaba hùng mạnh đến đâu?
Tiềm lực tài chính của Alibaba hùng mạnh đến đâu?
Cái tên Alibaba lâu nay đã được biết đến trên toàn cầu, gã khổng lồ trong ngành thương mại điện tử Trung Quốc đang lớn mạnh không ngừng và vươn mình trở thành một tập đoàn tầm cỡ thế giới. Hãy thử nhìn vào một vài con số và tự mình nhận định tiềm lực tài chính của gã khổng lồ này.
Hiện nay, mảng kinh doanh chính của Alibaba là bán hàng. Hệ thống cửa hàng trực tuyến uy tín Tmall cung cấp không gian trưng bày cho các thương hiệu hàng đầu như Nike hay Unilever trong khi chợ điện tử Taobao tập trung vào khai thác các giao dịch giữa khách hàng với khách hàng (mô hình C2C).
Alibaba hiện đã vươn rất xa ra khỏi biên giới Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2012, tập đoàn đã có tới 36,7 triệu người đăng ký sử dụng từ hơn 240 triệu quốc gia và vùng lãnh thổ và là nơi trưng bày tới hơn 2,8 triệu cửa hàng của các nhà cung cấp. Ngay tại Việt Nam, số lượng cá nhân/ doanh nghiệp đặt hàng trên taobao, tmall, alibaba trực tiếp và thông qua các công ty order ngày càng nhiều. Theo tính toán có tới 55% các sản phẩm thời trang xuất xứ Trung Quốc được bán trên các kênh online ở Việt Nam là hàng order taobao, số còn lại là order hàng xưởng và trực tiếp đánh hàng Quảng Châu. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bước đầu bán hàng trên hệ thống Alibaba. Vào tháng 4 năm 2012, OSD đại diện ủy quyền của Alibaba tại Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm thành viên Việt Nam thứ 200000 trên hệ thống Alibaba, và con số này tiếp tục tăng mạnh sau đó.
Nếu định giá Alibaba và so sánh cùng với những gã khổng lồ khác trong ngành thương mại điện tử thế giới là Amazon và eBay hẳn sẽ có nhiều sự khác biệt. Tuy có mô hình hoạt động tương tự nhưng Amazon có những nhà kho khổng lồ với diện tích của 33 sân vận động cùng với đó là một khối lượng hàng tồn kho “đáng nể”, trong khi đó Alibaba không hề có đến 1 sản phẩm tồn kho. Nguồn thu chủ yếu của Alibaba đến từ quảng cáo chứ không phải từ việc thu phí người dùng như eBay.
Việc định giá Alibaba thực sự không hề dễ dàng bởi những dịch vụ tập đoàn này cung cấp vô cùng đa dạng. Thống lĩnh toàn bộ thị trường thương mại điện tử Trung Quốc (với tổng giá trị thị trường tính đến hết năm 2012 vào khoảng 204 tỷ USD), hiện tại Alibaba sở hữu một hệ điều hành di động, tài trợ thương mại cho các đại lý và thậm chí đã bắt đầu cung cấp các khoản vay tiêu dùng. Gã khổng lồ này cũng không che dấu tham vọng vượt mặt Amazon xây dựng hệ thống chia sẻ dữ liệu lớn nhất thế giới.
Các chuyên gia tài chính trên toàn thế giới vẫn đang nỗ lực nhằm đánh giá một cách chính xác giá trị của Alibaba. Trong thời gian chờ đợi, chúng ta cũng có thể nhìn một vài con số cụ thể để có một cái nhìn sơ khai về tiềm lực tài chính đáng nể của một trong số những tập đoàn hàng đầu Trung Quốc này.
Con số thứ nhất phải kể đến là doanh thu của Alibaba và khoản tiền mà Alibaba thu được từ các giao dịch (bao gồm nguồn thu từ quảng cáo, thu phí giao dịch hoặc cả hai)trên hệ thống website của mình. Giả định rằng trong vòng 2 năm tới, thương mại điện tử Trung Quốc sẽ tăng thêm 35% và Alibaba có thể giữ vững 80% thị phần của mình, khi đó các giao dịch được Alibaba thực hiện sẽ có tổng giá trị lên tới 300 tỷ USD, trong khi giá trị giao dịch được thực hiện trên eBay trong năm 2012 chỉ vào khoảng 75 tỷ USD. Số tiền thu từ giao dịch của Alibaba hoàn toàn có thể tăng lên gấp đôi bởi hiện tại người bán và mua hàng trên taobao vẫn đang được sử dụng trang này miễn phí. Alibaba có thể khai thác mạng lưới khổng lồ bao gồm 500 triệu người dùng để tạo ra mức thu nhập cao hơn bằng bán quảng cáo có mục đích hơn hoặc thu phí giao dịch trên các website của mình. Mức phí 5% chỉ bằng 1/3 so với eBay nhưng đã có thể đem về cho Alibaba 15 tỷ USD doanh thu bán hàng.
Con số thứ hai là mức lợi nhuận của Alibaba. Nếu Alibaba tiếp tục giữ được mức lợi nhuận thặng dư 30% trong năm 2012, với mức thuế suất 15% thì lợi nhuận năm 2014 của tập đoàn này sẽ lên tới 3.8 tỷ USD.
Tầm ảnh hưởng của Alibaba là không thể phủ nhận, riêng đối với Trung Quốc, sự ra đời và phát triển của Alibaba tạo cơ hội lớn cho nền sản xuất hàng hóa của nước này bằng cách tạo ra một cửa ngõ xuất khẩu từ Trung Quốc ra toàn thế giới. Không có gì để bàn cãi khi nói rằng Alibaba chính là một trong số những nội lực đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Không chỉ có tác động đến ngành sản xuất, sự lớn mạnh của Alibaba là nền tảng để các ngành dịch vụ phụ trợ của Trung Quốc phát triển vượt bậc trong hai thập kỷ trở lại đây, từ dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đi khắp các quốc gia trên thế giới đến dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền quốc tế…
Mặc dù công việc kinh doanh trên Internet thường xuyên có những biến động vô cùng mạnh mẽ, siêu lợi nhuận tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, và các công nghệ đột phá có thể khiến mọi sự thay đổi một cách nhanh chóng, nhưng với tiềm lực tài chính hùng hậu của mình, Alibaba vẫn đang phát triển vững chắc từng ngày.
Theo Thu Hương – Tri thức trẻ/ CNB